Lịch sử Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông

Bối cảnh và hiện trạng

Hành lang vận tải trên trục BắcNam từ Lạng Sơn đến Cà Mau có vai trò rất quan trọng: kết nối trung tâm chính trị Thủ đô Hà Nội và trung tâm kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đi qua địa phận 32 tỉnh, thành phố, tác động đến 62,1% dân số, đóng góp 65,7% tổng sản phẩm trong nước, ảnh hưởng đến 74% các cảng biển (loại I, II), 75% các khu kinh tế của cả nước và đặc biệt là kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, miền Trung, phía Namđồng bằng sông Cửu Long), kết nối với 16 trên 23 cảng hàng không với 91% lưu lượng hành khách. Đây là hành lang vận tải quan trọng nhất trong hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam.[2]

Từ những năm 20042021, Việt Nam mới có khoảng 1.163 km đường cao tốc được đưa vào khai thác, tương ứng 18% so với quy hoạch, tốc độ xây dựng bình quân 74 km/năm, chỉ bằng 1,5% tốc độ phát triển đường cao tốc của Trung Quốc trong cùng giai đoạn; chưa hoàn thành mục tiêu “đến năm 2020 hoàn thành đưa vào sử dụng khoảng 2.000km đường cao tốc” theo Nghị quyết 13–NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (mới đạt 48%). Việc triển khai đầu tư các tuyến đường bộ cao tốc chưa được hợp lý, phân bổ chưa hài hòa giữa các vùng kinh tế trọng điểm, vùng động lực và vùng khó khăn.[2]

Lịch sử tuyến đường

Ý tưởng xây dựng đường cao tốc đã xuất hiện từ trước năm 2010, khi nhu cầu di chuyển bằng đường bộ giữa các tỉnh thành dọc trục BắcNam tăng lên rất nhanh, trong khi quốc lộ 1 hiện hữu đã quá tải, mặc dù đã được mở rộng ít nhất 4 làn xe, đồng thời xây dựng tuyến mới tránh các đô thị. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của quốc lộ 1 trở nên hạn chế do người dân sống tập trung 2 bên đường nên chi phí giải tỏa rất lớn. Ngoài ra, hầu hết các đoạn của quốc lộ 1 đều chạy chung hành lang với đường sắt Thống Nhất, khả năng mở rộng là khó khả thi. Việc xây dựng cao tốc Bắc – Nam cũng như hệ thống đường cao tốcViệt Nam nhằm tách các xe con, xe khách không dừng và xe tải chạy đường dài ra khỏi luồng giao thông của xe thô sơ, xe 2 – 3 bánh, xe con, xe khách đón trả khách thường dọc đường và xe tải, tạo điều kiện cho xe chạy đường dài chạy nhanh hơn và an toàn hơn.

Tiền thân của các đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông phải kể đến là tuyến tránh Pháp Vân – Cầu Giẽ đã hoàn thành năm 1998, cùng với tuyến tránh quốc lộ 1 đoạn Pháp Vân – Bắc Giang. Thời điểm đó, các tuyến đường này đều chỉ là tuyến tránh quốc lộ 1 và không đạt tiêu chuẩn đường cao tốc. Năm 2012, cao tốc Bắc – Nam phía Đông chạy qua 2 địa bàn trên được xây dựng trên cơ sở nâng cấp đường tránh hiện hữu, xây cầu vượt tại các đoạn qua khu đô thị Pháp Vân và các đường song hành cho xe 2 bánh.[3]

Đoạn đường cao tốc đầu tiên được hoàn thành trong hệ thống đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông chính là đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đã thông xe vào năm 2002.[3] Tuy nhiên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ lại chỉ là đường khai thác trong giai đoạn tiền cao tốc chứ chưa phải là cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên trong hệ thống này. Đường cao tốc hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam trong hệ thống này là đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (được khánh thành, khai thác và công nhận là cao tốc vào năm 2010) trong khi đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thì đến năm 2013 mới được sửa chữa, nâng cấp và công nhận là cao tốc trong năm 2013 (muộn hơn so với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương 3 năm).

Đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ trước đó từ lúc ra đời (2002) đến năm 2012 thì nó chỉ là đường tránh Quốc lộ 1 đoạn qua thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây (trước khi được sáp nhập vào thành phố Hà Nội từ năm 2008). Trong suốt khoảng thời gian là 10 năm (từ năm 2002 đến năm 2012) thì đoạn đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chưa thật sự là đường cao tốc và cũng chưa đạt chuẩn là đường cao tốc khi trên đoạn đường nay xảy ra sụt lún, đứt gãy cũng như cho phép xe thô sơ, xe gắn máy lưu thông vào tuyến đường này, do đó thì hội đồng nghiệm thu vẫn chưa thể công nhận đây là đường cao tốc vì nó chưa đạt chuẩn là cao tốc như tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương; Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây; Hà Nội – Hải Phòng,…. Mãi đến năm 2013, sau khi đoạn đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được nâng cấp, sửa chữa, tu bổ, mở rộng và cấm phương tiện thô sơ, gắn máy lưu thông trên đoạn cao tốc này thì cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ mới chính thức được công nhận là đường cao tốc và cũng như đạt chuẩn là đường cao tốc.

Theo quy hoạch ban đầu, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông có chiều dài là 1811 km, điểm đầu là Pháp Vân (Hà Nội) và điểm cuối là thành phố Cần Thơ. Tuy nhiên, quy hoạch hệ thống đường bộ năm 20212030 đã điều chỉnh lại, theo đó, cao tốc Bắc – Nam phía Đông dài 2.063 km, có điểm đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và điểm cuối là thành phố Cà Mau, theo đó, gộp 2 tuyến cao tốc Hà NộiLạng Sơn (CT.03 cũ) và cao tốc Cần ThơCà Mau (CT.19 cũ) vào quy hoạch cao tốc Bắc – Nam phía Đông.[1][4]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông http://dantri.com.vn/xa-hoi/hon-5400-ti-dong-xay-d... http://baodautu.vn/dau-tu-18377-ty-dong-xay-dung-c... http://www.mt.gov.vn/Images/editor/files/XUAN%20NG... http://baoninhbinh.org.vn/iay-nhanh-tien-do-thi-co... https://vnexpress.net/khoi-cong-duong-cao-toc-cau-... http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://giaothongthongminh.vn/project-post/cao-toc-... https://vnexpress.net/cao-toc-hon-1-000-ty-dong-no... http://www.tapchigiaothong.vn/thong-xe-toan-tuyen-... https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/tinh-ni...